Mục lục nội dung
Làm thế nào để in Mác tiết kiệm chi phí, quảng bá sản phẩm tốt nhất?
Tem nhãn sản phẩm thiết kế, in ấn đẹp, ấn tượng không chỉ là cách để truyền tải đầy đủ thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng mà còn giúp tăng giá trị hàng hóa, giúp người tiêu dùng dễ nhận biết sản phẩm chính hãng. Bên cạnh đó, tem nhãn còn tạo lòng tin cho khách hàng, giúp doanh nghiệp quảng cáo và xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả. Vậy doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi in tem nhãn để có tem nhãn phù hợp, tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả quảng bá sản phẩm tốt nhất.
1. Kích Thước Mác-Thẻ Treo
Hiện nay trên thị trường đã có nhiều dịch vụ in mác ,thẻ treo , tạo ra kích thước linh hoạt, phù hợp với nhiều sản phẩm, hàng hóa khác nhau nên giúp doanh nghiệp dễ dàng chọn lựa tem nhãn theo yêu cầu.
2. Số Lượng Mác -Thẻ Treo Cần In
Số lượng in tem nhãn decal ảnh hưởng rất lớn đến giá thành và phương pháp in ấn, nếu doanh nghiệp bạn in số lượng nhiều thì giá thành càng rẻ. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể lựa chọn đơn vị in tem nhãn giá rẻ, đảm bảo chất lượng để vừa tiết kiệm chi phí vừa nhận được sản phẩm tem nhãn chất lượng, đem lại hiệu quả bán hàng, quảng cáo tốt nhất.
3. Phương Pháp In Mác-Thẻ Treo
Hiện nay có nhiều phương pháp in mác thông dụng . Mỗi phương pháp in có ưu điểm riêng và tùy vào dòng sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh mà lựa chọn phương pháp in phù hợp,tiết kiệm chi phí và quảng bá sản phẩm tốt.
1. In sắp chữ (Letterpress): là một kỹ thuật in truyền thống được áp dụng từ thế kỷ thứ 15 cho đến thế kỷ 20, các con chữ, hình ảnh đồ họa được khắc ngược lên trên gỗ, chì, sắp vào khuôn, nhúng mực sau đó ép lên trên giấy. Công việc này yêu cầu công nhân có tay nghề cao và mất nhiều thời gian. Với các kỹ thuật in ấn hiện đại hơn, ngày nay in sắp chữ không còn phổ biến nữa nhưng nó vẫn thường được áp dụng cho những thiết kế in thủ công mang tính mỹ thuật cao như in danh thiếp, thiếp mời, thiệp đám cưới . . . cho ra các sản phẩm đẹp
2. Kỹ thuật dập khuôn hình ảnh (Die Cut): Đây không phải là kỹ thuật in mà là kỹ thuật tạo hình bản in, các dao cắt theo một đường viền hình ảnh được thiết kế trước, đưa bản in vào dập cắt rời ra. Kỹ thuật này tạo ra các hình ảnh độc đáo theo yêu cầu thiết kế . Áp dụng cho các thiết kế brochure, bìa sách, danh thiếp, mô hình quảng cáo . . .
3. Kỹ thuật In phủ cục bộ (Varnish): Phủ một lớp vật liệu mỏng lên trên bề mặt bản in hoặc đối tượng hình ảnh muốn làm nổi bật trên bản in. Có nhiều loại in phủ: phủ bóng (Gloss), phủ mờ (Matte), phủ UV (untraviolet) tăng độ bóng và tương phản cho đối tượng cần in. Zimia Design là chuyên gia thiết kế trong việc in phủ cục bộ này. Việc phủ Varnish này sẽ làm tăng độ chú ý cho người xem đến chi tiết của hình ảnh trong thiết kế
4. In Dập nổi (Embossing), In dập chìm (debosing): Kỹ thuật in tác động lên phần hình ảnh đồ họa lên bề mặt vật liệu để tạo khối nổi hoặc chìm. Các cách thông thường là
a) Dùng khuôn tạo hình ép lên bề mặt
b) Dùng hóa chất phủ lên đối tượng tạo hình xong sấy khô
c) Dùng thiết bị CNC hay máy cắt khắc laser khắc vào bề mặt
Phương pháp dập nổi dập chìm này khá là tốn kém vậy khách hàng nên cân nhắc khi đặt hàng.
. Cán bề mặt (Lamination): Phủ toàn bộ bề mặt bản in bằng một lớp nilon mỏng trong suốt cán bóng hoặc cán mờ hoặc phun lên toàn bộ bản in một lớp sơn mỏng trong suốt. Việc này để bảo vệ bề mặt bản in chống nước, ẩm, mặt sản phẩm trở nên nhẵn nhụi và màu sắc đẹp hơn. Thường hay sử dụng cho trang bìa sách, catalog, hoặc những sản phẩm đơn lẻ
6. Dập nhũ (Foil): sử dụng một tờ giấy ánh kim, màu bạc, màu vàng . . . đưa vào khuôn dập xuống bản in, làm cho thiết kế sáng bóng màu kim loại khác hẳn với màu sắc thông thường.
Kỹ thuật này hay áp dụng cho in thiệp mời, in thiệp cưới, bìa catalog . . .
Khuôn dập nhủ có thể làm bằng chì, đồng . . . dùng công nghệ khắc CNC tạo khuôn sau đó đưa vào máy ép khuôn lên sản phẩm.
7. In lụa hay in lưới (Silk printing / screen printing): In lưới được phát triển từ lâu, sử dụng cho các bản in số lượng ít, in được lên nhiều loại vật liệu khác nhau như: giấy, nilon, nhựa, cao su da, . . .
Các tấm lưới được phủ keo âm dương bản theo mẫu – có lỗ nhỏ liti được căng chắc chắn vào khung – đổ màu lên theo thiết kế đặt lên bề mặt sản phẩm và kéo gạt bằng tay hoặc máy
8. In chuyển nhiệt (Thermographic printing): Sử dụng máy ép nhiệt đưa hình ảnh từ giấy chuyển nhiệt lên vật liệu cần in. Kỹ thuật in này cho ra hình ảnh sắc nét chất lượng cao và bền màu, hay áp dụng cho in lên vải, gỗ, cao su, gạch men, thủy tinh … được áp dụng phổ biến trong in quảng cáo, quà tặng
4. Công Đoạn Gia Công Sau In Mác
Công đoạn gia công sau in mác decal ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và hiệu quả sử dụng. Nhờ công đoạn này, mác sẽ ấn tượng hơn, đẹp mắt hơn và không mờ nhạt so với các sản phẩm in hàng loạt ở trên thị trường.
Các công đoạn gia công in nhãn decal thường sử dụng:
+ Cán màng (cán mấy mặt, cán bóng hay cán mờ)
+ Bế hoặc cắt (đứt hoặc đề mi)
+ Ép kim
+ UV định hình